Hàm Find trong Excel: Hàm Tìm Kiếm Kí Tự Trong Chuỗi Thông Dụng Nhất

Nhắc tới hàm tìm kiếm, không thể không nhắc tới hàm Find trong Excel là hàm tìm kiếm từ một giá trị cho trước trong một phạm vi. Bài viết này Học Office sẽ giới thiệu tới các bạn khái niệm hàm find là gì? Cách sử dụng như thế nào và các ví dụ.

Hàm Find thường kết hợp với các hàm xử lý chuỗi khác như hàm Left, Right, Mid, Len. Có nhiều người sẽ nghĩ 2 hàm Findhàm Search là giống nhau nhưng khi sử dụng chúng rồi mới thấy mục đích sử dụng của 2 hàm này là khác nhau.

Mục lục bài viết

Hàm Find trong Excel là gì?

Hàm Find trong Excelhàm tìm kiếm kí tự trong một chuỗi cho trước, kí tự ở đây có thể ở dạng số, dạng chữ hoặc các kí tự đặc biệt, không giới hạn các kí tự tìm kiếm trong chuỗi. Trả về kết quả là vị trí của kí tự cần tìm trong một chuỗi.

Hàm Find giống như một hàm phụ, vì khi đứng một mình nó cũng giống hàm Len chỉ có một chức năng, ít được sử dụng. Nhưng khi kết hợp với các hàm khác lại rất hiệu quả và hữu hiệu.

Công thức hàm Find trong Excel

hàm find

Hàm Find trong Excel

=FIND(find_text, within_text, start_num)

Trong đó:

Chú ý:

Cách sử dụng hàm Find và ví dụ cụ thể

Cách sử dụng hàm Find khá đơn giản, bạn chỉ cần xác định kí tự bạn cần tìm vị trí của nó trong chuỗi và chuỗi kí tự rồi ghép lại. Nếu cho dò tìm bắt đầu từ kí tứ đầu tiên thì bạn hãy bỏ qua start_num để tối ưu công thức. Học Office sẽ lấy ví dụ đơn giản trước để các bạn biết cách sử dụng hàm Find này.

Ở ví dụ này, kí tự cần tìm là dấu chấm, chuỗi A và số thứ tự bắt đầu dò tìm chúng ta sẽ để là 1, công thức sẽ là: =FIND(“.”,”abcd.123456″,1).

Có thể bỏ start_num đi vì tìm kiếm bắt đầu từ kí tự đầu tiên của chuỗi, ở đây là chuỗi truyền vào trực tiếp nên chúng ta để chuỗi trong dấu ngoặc kép. Nếu chuỗi nằm trong ô thì chỉ cần điền địa chỉ ô là được không cần dấu ngoặc kép. Và ở dưới đây sẽ là các ví dụ hàm Find kết hợp với các hàm khác, trước tiên các bạn cần tải các ví dụ về trước để thực hành.

Ví dụ 1: Hàm Find kết hợp hàm Left, hàm Vlookup

ví dụ 1 hàm find

Ví dụ 1 về hàm find trong Excel

Yêu cầu: Điền tên hàng dựa vào bảng phụ, các kí tự bên trái dấu gạch chân chính là mã hàng được dò tìm trong bảng phụ.

Phân tích ví dụ 1 này, ta thấy muốn lấy mã hàng ra mà chỉ dùng hàm Left chắc chắn sẽ không lấy được. Vì mã hàng không cố định là 2 hoặc 3 ký tự, nên sẽ cần một điểm làm mốc và ở đây là dấu gạch chân. Khi lấy ra được mã hàng rồi sẽ dùng tiếp hàm vlookup để lấy được tên hàng từ bảng phụ.

Các bạn sẽ thấy dấu gạch chân ở ngay sau mã hàng, nên trong trường hợp này chúng ta cần hàm Find để xác định ví trí của dấu gạch chân kia, sau đó rồi trừ đi 1. Công thức khi tách ra sẽ như sau:

công thức hàm find ví dụ 1

Công thức về hàm Find trong Excel

=VLOOKUP(LEFT(D4,FIND(“_”,D4)-1),$G$4:$H$6,2,0)

Điền vào cột “Tên hàng“, công thức sẽ bắt đầu chạy từ hàm Find để lấy được vị trí ký tự dấu gạch chân, rồi sau đó trừ đi 1 để lấy ra số kí tự chuẩn của mã hàng. Tiếp tục dùng hàm Left để lấy ra mã hàng từ số ký tự kết quả của hàm Find kia. Cuối cùng sẽ dùng hàm tìm kiếm Vlookup để dò tìm ra tên hàng trong bảng phụ.

kết quả hàm find ví dụ 1

Kết quả hàm find trong ví dụ 1

Kết quả trả về là tên hàng, nếu như có lỗi xảy ra, hãy kiểm tra hàm Findhàm Vlookup xem có bị để sai số thứ tự cột hay trong hàm Find bị sai kí tự tìm kiếm.

Đọc thêm:

Ví dụ 2: Hàm Find kết hợp hàm Right, Hàm Len

ví dụ 2 hàm find

Ví dụ 2 về hàm find trong Excel

Yêu cầu: Điền số lượng biết các kí tự bên phải dấu gạch chân chính là số lượng

Không giống như ví dụ 1, ở ví dụ 2 này chúng ta cần thêm hàm đếm trả về kết quả là tổng kí tự trong chuỗi. Giải thích, ở đây số lượng sẽ bằng tổng kí tự chuỗi trừ đi số kí tự tính đến dấu gạch chân. Đếm tổng kí tự trong chuỗi chúng ta sẽ cần dùng hàm Len, tìm kí tự trong chuỗi sẽ cần dùng hàm Find.

Chúng ta sẽ ghép lại những phân tích trên, sẽ được công thức như sau:

công thức hàm find ví dụ 2

Công thức hàm find trong ví dụ 2

=RIGHT(E5,LEN(E5)-FIND(“_”,E5,1))

Công thức trên sẽ chạy từ hàm Find trước, trả về kết quả vị trí dấu gạch chân, sau đó lấy tổng kí tự hàm Len trừ đi sẽ được số kí tự cần lấy để ra số lượng. Và hàm Right bên ngoài để tách số lượng ra khỏi chuỗi, ở đây có một số lưu ý khi làm như sau:

kết quả hàm find ví dụ 2

Kết quả hàm find trong ví dụ 2

Trên đây là các ví dụ từ từ dễ tới khó để bạn đọc hiểu hơn về cách sử dụng của hàm Find khi đứng một mình, khi kết hợp với các hàm khác. Có bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào, hãy để lại dưới bình luận của bài viết này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, bạn có thể tham khảo các bài viết các hàm cơ bản trong Excel khác tại mục Excel cơ bản hoặc tham khảo khóa học Excel online tại Học Office.

Liên hệ ngay với Học Office

Excel cơ bản -