Hàm Right Trong Excel: Cách Sử Dụng Đơn Giản, Có Ví Dụ Cụ Thể

Hàm Right trong Excel là một trong những hàm xử lý chuỗi hiệu quả với chức năng tách kí tự từ một chuỗi cho trước có thể là tham chiếu tới ô, có thể là một chuỗi trực tiếp. Bài viết ngày hôm nay, Học Office sẽ hướng dẫn các bạn hàm right là gì? Cách sử dụng như thế nào? Và các ví dụ thực tế.

Ngoài các ví dụ cơ bản thì mình sẽ lấy các ví dụ kết hợp với các hàm khác trong Excel để các bạn dễ hình dung hơn. Có thể kể đến các hàm như If, Vlookup, Sumif,…

Vì là hàm cơ bản trong Excel, nhưng có thể kết hợp với các hàm khác mà hàm Right được sử dụng rất nhiều trong công việc cũng như học tập. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay bây giờ thôi nào.

Đọc thêm:

Hàm Right trong Excel là gì?

Hàm Right là một trong những hàm thuộc nhóm hàm xử lý chuỗi, có công dụng chính là tách kí tự trong chuỗi tính từ kí tự bắt đầu bên phải. “Right” trong tiếng anh là “bên phải“, lấy các kí tự bên phải chuỗi. Các kí tự bên trong chuỗi được xác định là các kí tự chữ, kí tự đặc biệt, kí tự số,… đều được coi là 1 kí tự và khi tách kí tự các bạn chú ý đếm cả những kí tự này.

Công thức hàm Right

Hàm Right
Hàm Right trong Excel

=RIGHT(Text, Num_chars)

Trong đó:

  • Text: chuỗi kí tự có thể là chuỗi trực tiếp, có thể là chuỗi trong một ô
  • Num_chars: Số kí tự tách từ chuỗi tính từ bên phải

Lưu ý:

  • Số kí tự tách lớn hơn hoặc bằng không
  • Nếu bạn bỏ qua Num_chars thì mặc định Excel sẽ hiểu là 1
  • Nếu số kí tự tách chuỗi lớn hơn tổng kí tự chuỗi thì số kí tự sẽ bằng tổng kí tự chuỗi

Cách sử dụng hàm Right trong Excel và ví dụ thực tế

Cách sử dụng giống với hàm Left chỉ khác là lấy kí tự phía bên phải chuỗi, ngoài ra có thể kết hợp được với rất nhiều hàm trong Excel. Mình sẽ lấy ví dụ đơn giản nhất cho các bạn dễ hình dung, ví dụ như sau:

Cho một chuỗi kí tự A: “abc123”, yêu cầu lấy ra 3 kí tự cuối của chuỗi A. Các bạn sẽ lấy 3 kí tự cuối bằng hàm Right, hãy nhớ hàm right lấy kí tự bên phải của chuỗi, nó sẽ lấy đến hết kí tự cuối của chuỗi. Công thức sẽ như sau: =Right(“abc123”,3) 

Trong đó:

  • abc123: Chuỗi kí tự được đặt trong dấu ngoặc kép, nếu là địa chỉ ô thì không cần đặt trong dấu ngoặc kép.
  • Số 3: Số kí tự lấy ra đếm từ phải qua trái.

Các ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm Right để bạn hiểu rõ hơn

Ví dụ 1: Hàm Vlookup kết hợp hàm Right

hàm right ví dụ 1
hàm right ví dụ 1

Yêu cầu: Điền tên vận động viên dựa vào bảng 2 dựa vào 3 ký tự cuối của Mã vận động viên.

Với ví dụ 1 này các bạn có thể sử dụng hàm Right để lấy ra 3 ký tự cuối của Mã vận động viên, rồi dùng hàm vlookup để lấy tên vận động viên từ bảng 2. Công thức sẽ như dưới đây:

công thức hàm right ví dụ 1
Công thức hàm right trong Excel ví dụ 1

=VLOOKUP(RIGHT(B4,3),$F$4:$H$13,2,0)

Chúng ta sẽ đưa hàm Right vào thành phần “Lookup_value” giá trị mang đi dò tìm, hãy tưởng tượng mang 3 ký tự cuối của mã VĐV đi so sánh, sẽ dùng hàm gì để lấy 3 kí tự đó. Rồi sau đó ghép vào hàm Vlookup là ta được một hàm vlookup kết hợp hàm right. Cứ như vậy, các hàm khác các bạn có thể tự ghép với nhau, tùy vào thành phần trong công thức đó có ý nghĩa như thế nào.

kết quả hàm right ví dụ 1
Kết quả hàm right trong Excel ví dụ 1

Kết quả trả về là tên của các VĐV, nếu thấy báo lỗi #n/a hãy sửa lại, hoặc các bạn có thể tham khảo bài viết Cách sửa lỗi #n/a hàm vlookup. Hoặc các bạn có thể kiểm tra hàm right xem đã lấy đủ kí tự chưa, ở đây là 3  ký tự.

Ví dụ 2: Hàm Right kết hợp hàm dò tìm Hlookup

hàm right ví dụ 2
Công thức hàm right trong Excel ví dụ 2

Yêu cầu: Điền dữ liệu vào cột HỆ SỐ dựa vào cấp bậc (là ký tự cuối của MÃ NV) và BẢNG HỆ SỐ.

Ở ví dụ này, sẽ có rất nhiều bạn sẽ bị sai vì có liên quan đến kiểu dữ liệu, ở đây là hàm Value. Điền dữ liệu vào cột Hệ số dựa vào cấp bậc, nhìn ngay ra được là phải sử dụng hàm Hlookup, vì phải dò tìm theo chiều dọc.

Nhưng giá trị mang đi dò tìm lại là ký tự cuối của “Mã NV” nên phải sử dụng thêm hàm phụ để lấy ra được ký tự cuối. Ở đây chúng ta sẽ dùng hàm Right kết hợp với hàm Hlookup.

Vậy hàm Value xuất hiện ở đây nhằm mục đích gì, nó sẽ chuyển đổi kết quả trả về của hàm Right về dạng Number để đồng cấp với “Cấp bậc” của bảng “Bảng hệ số“. Vì kết quả trả về là ký tự dạng text (Chữ) nên nếu không có hàm Value nó sẽ báo lỗi #n/a không tìm được giá trị.

Từ đó, chúng ta sẽ có công thức như sau:

công thức hàm right ví dụ 2
Công thức hàm right trong Excel thông qua ví dụ 2

=HLOOKUP(VALUE(RIGHT(C4,1)),$B$15:$H$16,2,0)

Các bạn chú ý hàm Value bọc hàm Right, Excel sẽ chạy hàm Right trước rồi chạy đến hàm Value khi kết quả trả về.

kết quả hàm right ví dụ 2
Kết quả hàm Right trong Excel

Các bạn so sánh kết quả làm xem đã đúng như trên chưa rồi chúng ta sẽ tiếp tục qua ví dụ thứ 3 nâng cao hơn một chút.

Ví dụ 3: Hàm Right kết hợp hàm If

hàm right ví dụ 3
Ví dụ về hàm Right trong Excel

Yêu cầu: Điền hình thức thuê dựa vào ký tự cuối của Mã số

Hình thức thuê máy là:

  • Thực hành: Ký tự cuối là T
  • Internet: Ký tự cuối là I
  • Check Mail: Ký tự cuối là M

Như vậy ở ví dụ này chúng ta cần phải có hàm điều kiện để có thể xử lý được 3 trường hợp của đề bài yêu cầu. Có bao nhiêu trường hợp thì có n-1 câu lệnh IF, ở đây là 3 trường hợp và 2 câu lệnh, sử dụng hàm IF lồng để xử lý.

Hình thức thuê dựa vào ký tự cuối, các bạn dùng hàm Right để lấy ra ký tự cuối đó và kết hợp với hàm IF phía trên. Chúng ta sẽ có công thức như sau:

công thức hàm right ví dụ 3
Công thức hàm right trong Excel

=IF(RIGHT(A5,1)=”I”,”Internet”,IF(RIGHT(A5,1)=”T”,”Thực hành”,”Check Mail”))

Kết quả trả về của hàm Right trong công thức trên đều là ký tự kiểu Text nên không cần cho vào trong hàm Value. Các bạn chỉ cần chú ý dấu phẩy và dấu đóng mở ngoặc là được, kết quả sẽ như bên dưới đây.

kết quả hàm right ví dụ 3
Kết quả hàm right trong Excel ví dụ 3

Trên đây là ví dụ đơn giản nhất, dưới đây mình sẽ lấy các ví dụ nâng cao hơn một chút, kết hợp với những hàm khác. Trước khi làm các ví dụ phía dưới đây, các bạn hãy tải ví dụ tại đây để vừa đọc vừa thực hành sẽ dễ hiểu hơn.

Như vậy là trên đây, Học Office đã lấy 3 ví dụ có kết hợp với hàm khác nhau để cho các bạn thấy cách sử dụng hàm Right trong Excel như thế nào, những chú ý, cách sửa lỗi khi gặp phải. Nếu có thắc mắc hay gặp lỗi trong quá trình làm bài tập hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, bạn có thể tham khảo các bài viết các hàm cơ bản trong Excel khác tại mục Excel cơ bản hoặc tham khảo khóa học Excel online tại Học Office.

Liên hệ ngay với Học Office

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *