Hàm IF Trong Excel: Cách Sử Dụng Hàm If Có Kèm Ví Dụ Cụ Thể

Hàm If trong excel là gì? Cú pháp và cách sử dụng hàm IF trong excel sẽ như thế nào? Đâu là cách kết hợp hàm if với các hàm thông dụng khác? Đừng quá lo lắng vì trong bài viết ngày hôm nay, Hocoffice.com sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này.

Việc sử dụng thông thạp hàm if trong excel sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập cũng như công việc của bạn. Vậy nên hãy cùng dành một ít thời gian để theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!

Xem thêm:

Định nghĩa hàm if là gì?

Hàm ifhàm điều kiện dùng để so sánh giá trị này với giá trị kia, “Nếu – thì“, hàm trả về kết quả là TRUE(Đúng) nếu điều kiện là TRUE và ngược lại là FALSE(Sai) nếu điều kiện là FALSE.

Hàm If có thể có một điều kiện hoặc nhiều điều kiện, sử dụng hàm AND, OR để kết hợp nhiều điều kiện nhưng chắc chắn sẽ chỉ có hai giá trị trả về là TRUEFALSE. IF trong tiếng anh là “Nếu“, khi dịch xuôi công thức sẽ là Nếu “Điều kiện so sánh A” thì TRUEđiều kiện so sánh A đúng ngược lại FALSEđiều kiện so sánh A sai.

Nếu nhìn vào lý thuyết, bạn có thể sẽ khó hình dung, bây giờ bạn hãy liên tưởng tới một ví dụ nhỏ này: “Nếu ngày mai trời mưa thì tôi không đi làm.“. Phân tích câu ví dụ ta được:

  • Nếu – IF
  • Ngày mai trời mưa: Điều kiện trời ngày mai bằng mưa (Chưa biết thời tiết ngày mai có mưa hay không nhưng sẽ có 2 kết quả)
  • Tôi không đi làm: Đây là điều kiện đúng (TRUE) nếu trời mưa xảy ra còn không thì “Tôi đi làm

Công thức hàm if trong Excel

Công thức hàm If trong Excel
Công thức hàm If trong Excel mới nhất

=IF(Logical_test, Value_if_true,Value_if_false)

Trong đó:

  • Logical_test: Điều kiện so sánh gồm các giá trị được so sánh bằng các toán tử lớn hơn, nhỏ hơn, bằng, khác
  • Value_if_true: Giá trị trả về nếu điều kiện là TRUE (Đúng)
  • Value_if_false: Giá trị trả về nếu điều kiện là FALSE (Sai)

Công thức hàm if gồm 3 thành phần chính trong đó phần “Logical_test” – Điều kiện so sánh là phần khá quan trọng vì nó quyết định kết quả trả về là đúng hoặc sai. Dưới đây là bảng các toán tử so sánh trong hàm này, các bạn có thể tham khảo.

STTToán tử so sánhÝ nghĩaVí dụ
1= (dấu bằng)BằngA1=C1
2> (dấu lớn hơn)Lớn hơnA1>C1
3< (dấu nhỏ hơn)Nhỏ hơnA1 < C1
4>= (dấu lớn hơn hoặc bằng)Lớn hơn hoặc bằngA1>=C1
5<= (dấu nhỏ hơn hoặc bằng)Nhỏ hơn hoặc bằngA1<=C1
6<> (dấu khác)KhácA1<>C1

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm IF trong Excel

Bạn muốn làm quen với hàm IF? Bạn muốn tìm hiểu thật kỹ về cách sử dụng hàm IF trong excel? Đừng quá lo lắng, ngay bây giờ Hocoffice.com sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn đọc cách sử dụng hàm IF để có thể giúp bạn dễ dàng áp dụng vào trong học tập cũng như công việc của mình.

Sử dụng tính tiền hỗ trợ và lệ phí thi của các sinh viên

ví dụ 1 hàm if
Ví dụ 1 hàm if trong Excel dễ hiểu

Ở ví dụ này các bạn cần phân tích bài toán trước khi vào làm, cần xác định được các  thành phần cần đưa vào công thức là gì. Chúng ta sẽ phân tích ở câu số 1 trước nhé:

  • Điều kiện: Loại HV = “SV TL
  • Giá trị trả về khi đúng: Hỗ trợ 50000
  • Giá trị trả về khi sai: 0

Khi xác định được 3 thành phần trên, bắt đầu chúng ta sẽ đi ghép thành công thức hoàn chỉnh.

ví dụ 1 hàm if câu 1
Ví dụ 1 hàm if trong Excel đơn giản

Công thức sẽ là: =IF(E2=”SV TL”,50000,0)

Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích câu số 2 như sau:

  • Điều kiện: kiểu học = “H
  • Giá trị trả về khi đúng: lệ phí thi = 500000
  • Giá trị trả về khi sai: lệ phí thi = 300000

Và tiếp tục ghép vào công thức hoàn chỉnh điền vào như sau:

ví dụ 1 hàm if câu 2
Ví dụ 1 hàm if trong Excel có điều kiện

Công thức hàm if là: =IF(G2=”H”,500000,300000)

Lưu ý: Đối với giá trị dạng số nằm trong điều kiện hay nằm trong giá trị trả về của 2 thành phần đằng sau thì đều phải đặt trong dấu ngoặc kép. Còn với dạng số không cần để trong dấu ngoặc kép.

Kết quả của 2 câu trong ví dụ 1:

kết quả ví dụ 1
Kết quả ví dụ 1 hàm If trong Excel

2. Sử dụng IF cho các phép so sánh cơ bản

Việc sử dụng hàm IF trong excel cho phép chúng ta thực hiện các bài toán so sánh cơ bản như lớn hơn, bé hơn, bằng, khác, lớn hơn hoặc bằng, bé hơn hoặc bằng.

Ví dụ như bạn đang cần sắp xếp số học sinh đạt và không đạt trong bài kiểm tra của lớp học. Trong đó trên hoặc bằng 6 điểm sẽ đạt và dưới 6 điểm sẽ không đạt. Khi đó chúng ta có thể thực hiện công thức sau:

=IF(C4>=6,”Đạt”,”Không đạt”) tại ô D4

Trong đó:

– C3>=6: Kiểm tra ô C4 với điều kiện lớn hoặc bằng 6 điểm. Đây là điều kiện của hàm.

– “Đạt”: Trên hoặc bằng 6 điểm, hàm sẽ trả kết quả đạt.

– “Không đạt”: Dưới 6 điểm, hàm sẽ trả kết quả không đạt.

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm IF
Ví dụ 2 về hàm If trong Excel

3. Sử dụng kết hợp hàm IF với hàm AND trong Excel

Thường thì hàm IF trong excel được dùng với hàm AND trong trường hợp cần hai hoặc nhiều điều kiện cùng xảy ra là đúng.

Ví dụ như bạn đang muốn chọn ra những bạn có điểm lớn hơn hoặc bằng 3,2 và có ngành học là CNTT để thưởng. Hãy sử dụng kết hợp hai hàm với nhau như ví dụ dưới đây:

=IF(AND(C9>=3,2,D9=”CNTT”),”Thưởng”,”Không”)

Trong đó:

– C9>=3,2;D9=”CNTT”: Kiểm tra ô C9 xem có thỏa hai điều kiện lớn hơn hoặc bằng 3,2 điểm và thuộc ngành CNTT

– “Thưởng”: Thỏa điều kiện

– “Không”: Không thỏa điều kiện

Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng cùng lúc hai hàm IF và hàm AND để có thể ra 3 giá trị kết quả.

Điển hình như bạn đang cần xếp loại học sinh khá, giỏi và không đạt. Trong số đó giỏi sẽ trên 7 điểm, khá từ 5 đến 7 điểm và không đạt sẽ dưới 5 điểm.

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm IF
Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel Có Kèm Ví Dụ Cụ Thể

Công thức chúng ta có thể sử dụng ở đây đó chính là:

=IF(AND(C4>=5,C4<7),”Khá”,IF(C4>7,”Giỏi”,”Không đạt”)) tại ô D4

Trong đó:

– (C4>=5,C4<7): Điều kiện 1 để kiểm tra ô C4 xem có thỏa điều kiện trên 5 điểm và dưới 7 điểm

– “Khá”: Thỏa điều kiện 1 sẽ là Khá

– C4>7: Điều kiện 2 để kiểm tra ô C4 xem có thỏa điều kiện trên 7 hay không

– “Giỏi”: Nếu đạt điều kiện 2 sẽ là Giỏi

– “Không đạt”: Nếu không thỏa điều kiện 2 là Không đạt

4. Thực hiện hàm IF nhiều điều kiện

Với những trường hợp bạn cần thực hiện nhiều điều kiện IF cần một lúc thì có thể áp dụng cách làm dưới đây.

Nếu bạn đã biết điểm của học sinh nhưng lại muốn quy đổi ra từng nhiều loại khác nhau thì có thể sử dụng công thức:

IF=(C4>8,”A”,IF(C4>7,”B”,IF(C4>6,”C”,IF(C4>5,”D”,IF(C4>4,”E”)))))

Trong đó:

– C4>8: Điều kiện 1 để kiểm tra xem ô C4 có lớn hơn 8 không

– “A”: Thỏa điều kiện lớn hơn 8

– C4>7: Điều kiện 2 để kiểm tra xem ô C4 có lớn hơn 7 không

– “B”: Thỏa điều kiện lớn hơn 7

– Lần lượt cho các điều kiện còn lại

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm IF
Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel Có Kèm Ví Dụ Cụ Thể

Cách kết hợp hàm IF với một số hàm khác

Dưới đây là một số cách kết hợp hàm IF trong excel với một số hàm khác, đi kèm đó là những ví dụ cụ thể. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những cách kết hợp này nhé!

1. Kết hợp với hàm AND

Trong trường hợp bạn cần lọc ra các học sinh trong với giới tính nam để tham gia hội thi của trường. Nếu học sinh nào nào thỏa mãn cả 2 điều kiện đó thì trả kết quả về là “Đạt” còn không thỏa mãn điều kiện thì trả về kết quả là “Không đạt”

Vậy chúng ta sẽ sử lý tình huồng này với công thức:

=IF(AND(D7=”Nhân viên”;E7=”Nam”);”Đạt”;”Không”)

Sau đó nhấn Enter, copy công thức xuống các ô ở dưới. Như vậy chúng ta đã có thể dễ dàng lọc được số học sinh đạt yêu cầu để có thể tham gia hội thao của công ty.

Cách kết hợp hàm IF với một số hàm khác
Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel Có Kèm Ví Dụ Cụ Thể

2. Kết hợp với hàm OR

Bạn đang muốn tìm số lượng nhân viên ó thu nhập trên 8 triệu đồng để ủng hộ đồng bào lũ lụt. Những ai thỏa mãn điều kiện trên thì trả kết quả về là “Đạt”, còn không thì báo là “Không đạt”.

Trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng công thức sau:

=IF(OR(D7=”Văn phòng”;F7>8000000);”Đạt”;”Không đạt”)

Sau đó nhấn Enter, copy công thức theo hướng dẫn ở phía trên. Như vậy chúng ta đã có thể tìm được nhân viên như yêu cầu đề ra.

3. Kết hợp với hàm VLOOKUP

Giả sử bạn đang có hai mảng dữ liệu riêng biệt và muốn copy chúng nhưng đối tượng có số tiền khác 0 ở mảng 1 và có số thứ tự giống với số thứ tự ở mảng 2 sang cột số tiền ở mảng 2. Vậy chúng ta xử lý như thế nào?

Trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng công thức sau:

=IF(F7=””;””;VLOOKUP(H7;$A$7:$F$21;6;0))

Cách kết hợp hàm IF với một số hàm khác
Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel Có Kèm Ví Dụ Cụ Thể

Bài tập hàm if cơ bản và nâng cao chi tiết nhất

Với các ví dụ trên các bạn có thể biết cách dùng hàm rồi nhưng để thành thạo thì các bạn cần làm thêm bài tập để rèn luyện. Mình đã soạn sẵn các bài tập từ cơ bản đến nâng cao bằng link Google Drive. Các bạn có thể tham khảo khóa học Excel online để có thể thành thạo kỹ năng Excel, tăng 200% năng suất công việc.

Link tải bài tập Google Drive: Bài tập hàm IF

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IF trong excel

Bất cứ hàm nào trong excel cũng sẽ có một số lỗi thường gặp cơ bản. Hàm IF trong excel cũng vậy, dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng dụng àm IF mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.

1. Kết quả trong ô là #NAME?

Nếu như công thức bạn điền vào bảng bị sai chính tả thì Excel sẽ trả về kết quả hiển thị cho một ô là #NAME?

Lúc này hãy xem lại cú pháp mà bạn điền vào bảng để có thể đảm bảo được rằng không còn mắc lại lỗi chính tả, gõ nhầm phím hay thiếu dấu ngoặc nào.

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IF trong excel
Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel Có Kèm Ví Dụ Cụ Thể

2. Lỗi sai giá trị #VALUE!

Lỗi sai giá trị #VALUE! là một trong những lỗi thường xuất hiện khi chúng ta nhập không cùng sữ liệu mà hàm sử dụng. Điển hình như khi sử dụng hàm IF trong excel sử dụng số nhưng bạn lại chọn điều kiện kiểm tra ở ô có chuỗi văn bản. Vậy nên hãy kiểm tra kỹ cú pháp hàm để chọn đúng giá trị kiểm tra.

3. Giá trị so sánh trong biểu thức logic tham chiếu tới một ô trong bảng chính

Yêu cầu: Nếu là sinh viên Thăng Long thì hỗ trợ 100.000

Công thức: =IF(E6=$E$6,100000,0)

các lỗi thường gặp hàm if
Các lỗi thường gặp hàm if trong Excel 

Công thức trên cho kết quả đúng nhưng không phải luôn đúng. Hãy hình dung khi bạn sắp xếp (Sort) bảng dữ liệu thì ô E6 không còn chứa giá trị “SV TL” như hiện nay nữa nên công thức trên sẽ sai.

GIải pháp: dùng chuỗi tự nhập hoặc copy giá trị của ô E6, biểu thức logic của hàm trên sửa lại thành E6=”SV TL”

4. Giá trị so sánh trong biểu thức logic khác giá trị chứa trong ô so sánh

Yêu cầu: Nếu là sinh viên Thăng Long thì hỗ trợ 100.000

Công thức: =IF(E6=”SV TL “,100000,0)

các lỗi thường gặp hàm if 1
Các lỗi thường gặp hàm if trong Excel cơ bản

Công thức sai bởi vì:

  • Ô E6 chứa “SV TL” chứ không phải “SV TL” – thừa dấu trống ở cuối
  • Đôi khi bạn nhìn thấy 2 chuỗi giống hệt nhau nhưng thực chất lại được nhập từ 2 bảng mã khác nhau thì khi so sánh cũng không bằng nhau

Giải pháp: Copy giá trị của ô so sánh vào công thức

5. Biểu thức logic trong các câu lệnh hàm IF lồng nhau không vét cạn các trường hợp

Yêu cầu: Nếu là sinh viên Thăng Long thì hỗ trợ 100.000, SV khác hỗ trợ 50.000

Công thức: =IF(E6=”SV TL”, 100000,50000)

các lỗi thường gặp hàm if 2
Các lỗi thường gặp hàm if trong Excel

Công thức sai bởi vì: Loại HV ở đây có 3 giá trị, trường hợp học viên “Đi làm” không được nhắc đến trong YC nhưng được ngầm hiểu là không Hỗ trợ.

Giải pháp: YC trên cần dùng 2 câu lệnh IF

6. Thừa câu lệnh IF: Có 3 trường hợp dùng 3 câu lệnh IF

Yêu cầu:

  • Nếu là SV Thăng Long thì hỗ trợ 100.000
  • Nếu là SV khác hỗ trợ 50.000
  • Nếu Đi làm thì không hỗ trợ

Công thức: =IF(E6=”SV TL”,100000,IF(E6=”SV khác”, 50000,IF(E6=”Đi làm”,0)))

các lỗi thường gặp hàm if 3
các lỗi thường gặp hàm if trong Excel

Kết quả có thể đúng nhưng vẫn là sai:

  • Hàm IF cuối cùng thiếu tham số
  • Ở đây chỉ có 3 trường hợp nên chỉ cần dùng 2 câu lệnh IF lồng nhau -> thừa 1 câu lệnh IF -> thể hiện không hiểu bản chất câu lệnh IF

7. Dấu phân cách giữa các tham số

Yêu cầu: Nếu là sinh viên Thăng Long thì hỗ trợ 100.000

Công thức:

  • =IF(E6=”SV TL”,100000,0)
  • =IF(E6=”SV TL”;100000;0)

Thông thường máy tính sử dụng dấu “,” để phân cách các tham số trong hàm. Tuy nhiên, một số máy tính lại được thiết lập dấu “,” để phân cách tham số. Khi đó nếu bạn dùng dấu phân cách là dấu “,” thì máy sẽ báo lỗi.

Giải pháp: Nhập công thức từ hộp thoại thay vì gõ trực tiếp. Máy sẽ tự thêm dấu phân cách và dấu ngoặc.


Bài viết trên đây là tổng hợp những chia sẻ của Hocoffice.com về hàm if trong excel cũng như cách sử dụng hàm if. Hi vọng những thông tin được chia sẻ trên bài viết sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hình dũng và hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm if. Nếu có vướng mắ gì trong quá trình thực hiện, bạn đọc có thể đặt câu hỏi ở phần bình luận bên dưới của bài viết được có thể được giải đáp một cách nhanh chóng và chi tiết nhất.  Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, bạn có thể tham khảo các bài viết các hàm cơ bản trong Excel khác tại mục Excel cơ bản hoặc tham khảo khóa học Excel online tại Học Office.

Liên hệ ngay với Học Office

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *