Cách Kết Hợp Hàm Vlookup Với 7 Hàm Cơ Bản Trong Excel

Hàm If kết hợp Vlookup hay hàm sumif, hàm left,…bài viết này hướng dẫn cách kết hợp hàm vlookup với các hàm khác trong Excel. Các lỗi phát sinh và những điều chú ý khi kết hợp các hàm này lại với nhau.

Bên cạnh đó còn rất nhiều bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc kết hợp hàm vlookup với các hàm khác. Vì có thể nó rối rắm phức tạp nên nhiều bạn đã không biết cách áp dụng nó một cách linh hoạt vào công việc được. Hãy cùng Học Office đi tìm hiểu về hàm nào có thể kết hợp được với hàm vlookup ngay bây giờ nhé!

Xem thêm:

Hàm Vlookup là gì?

Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm, được sử dụng khi bạn cần dò tìm dữ liệu trong một bảng, một phạm vi theo hàng dọc và trả về dữ liệu tương ứng theo hàng ngang tương ứng.

Vì bài viết này dành cho các bạn đã từng làm, biết sử dụng với hàm Vlookup rồi nên nếu bạn nào không biết hoặc chưa biết thì hãy tham khảo bài viết phía trên của mình nhé. Khi các bạn đã biết cách sử dụng của nó rồi thì khi các bạn kết hợp với các hàm khác khá dễ dàng. Có rất nhiều hàm có thể kết hợp được với hàm ví dụ như: If, Left, right, mid, sumif,…

Cách kết hợp hàm Vlookup với hàm If

Hàm If kết hợp hàm vlookup là hàm vlookup lồng if hay if lồng vlookup, cùng ôn lại xem hàm if là gì? hàm vlookup là gì nhé.

Hàm vlookup:

=VLOOLUP(Giá trị dò tìm, Vùng dữ liệu cần lấy giá trị dò tìm, Cột dò tìm, Chỉ số tìm kiếm chính xác, tương đối )

Hàm If:

=If(Điều kiện, [Giá trị trả về khi đúng], [Giá trị trả về khi sai])

Và nếu kết hợp hàm hàm if vào Vlookup theo dạng hàm vlookup lồng if:

=VLOOLUP(Giá trị dò tìm, Vùng dữ liệu cần lấy giá trị dò tìm, If(Điều kiện, [Giá trị trả về khi đúng], [Giá trị trả về khi sai]),Chỉ số tìm kiếm chính xác, tương đối)

Hàm if chèn vào thành phần thứ 3 của hàm vlookup chỉ số cột cần lấy giá trị (Col_index_num). Ở đây hàm if trả về số thứ tự cột mà dưới đây mình sẽ lấy một vài ví dụ cụ thể.

Còn dạng hàm If lồng Vlookup:

=If(Điều kiện, [Giá trị trả về khi đúng]:Vlookup(), [Giá trị trả về khi sai]:Vlookup())

Ở dạng này, Hàm Vlookup sẽ xuất hiện ở 2 vị trí trả về của hàm If, về cấu trúc dài hơn dạng hàm vlookup lồng If.

Ví dụ 1: Tính lệ phí dựa vào bảng phụ (Kết hợp hàm Vlookup và if)

Kết hợp hàm Vlookup và if
Kết hợp hàm Vlookup và if trong Excel

Yêu cầu: Tính lệ phí

Hàm vlookup có điều kiện if
Hàm vlookup có điều kiện if

Trong ví dụ này nếu các bạn chỉ biết về hàm if và hàm vlookup không kết hợp hàm với nhau sẽ không thể làm được. Ở đây Lệ phí phụ thuộc vào cả “Loại HV” và “Kiểu học” nên không thể chỉ dùng Vlookup hay Hlookup.

Công thức chuẩn để làm dạng bài này như sau:

  • Nếu có 3 giá trị ở cột đầu tiên (Cột “Loại HV“) và 2 giá trị ở dòng đầu tiên “Dòng chứa tên 3 cột” thì chúng ta dùng Vlookup và if
  • Nếu giá trị ở cột đầu tiên ít hơn giá trị ở dòng đầu tiên thì dùng Hlookup và if.

Như vậy, bước đầu tiên các bạn cần xác định xem số lượng cột hay số lượng dòng cái nào nhiều hơn để dùng Vlookup lồng if hoặc Hlookup lồng If. Sau đó các bạn sẽ lồng hàm if vào thành phần thứ 3 Col_index_num chỉ số cột cần lấy giá trị.

Giá trị mang đi dò tìm là cột “Loại HV” và điều kiện hàm if là nếu “Kiểu học ôn” là “H” thì trả về 2 ngược lại là 3.

=VLOOKUP(E2,$K$3:$M$5,IF(G2=”H”,2,3),0)

Các bạn lưu ý cố định công thức giúp mình nhé.

Hàm vlookup có điều kiện if 1
Hàm vlookup có điều kiện if 1

Chúng ta sẽ làm 1 ví dụ tiếp theo nhưng là If lồng Vlooup nhé.

Ví dụ 2: Tính lệ phí dựa vào bảng phụ (Hàm if lồng vlookup)

Vẫn là bài tập như ví dụ 1 nhưng thay cách giải bằng hàm if làm chủ đạo, hàm vlookup lồng vào hai thành phần thứ 2 và thứ 3. Công thức:

=IF(G2=”H”,VLOOKUP(E2,$K$3:$L$5,2,0),VLOOKUP(E2,$K$3:$M$5,3,0))

Hàm vlookup xuất hiện để giải quyết vấn đề “TRUE” và “FALSE” của hàm if. Có thể hiểu ý nghĩa của công thức trên như sau: Nếu “Kiểu học” là “H” thì giá trị đúng sẽ là “Vlookup…“, giá trị sai hay ở đây là giá trị còn lại là “T” sẽ là “Vlookup..“. Nhìn vào 2 bảng các bạn có thể nhẩm tính ra nếu “Kiểu học” là “H” thì Cột giá trị cần lấy sẽ là cột “Học ôn (H)“, số thứ tự cột là 2 tính từ cột đầu tiên “Loại HV“.

Mình có một cách có thể kiểm tra công thức hoạt động như thế nào, hãy cùng mình xem nhé.

Kiểm tra hàm vlookup lồng if hoạt động như thế nào
Kiểm tra hàm vlookup lồng if hoạt động như thế nào?

Bước 1: Truy cập vào Formulas chọn Evaluate Formula

Bước 2: Nhấn Evaluate

Ý nghĩa:

Để xem các bước tính toán trên công thức. Dấu gạch chân ban đầu sẽ đặt tại “G2” để kiểm tra giá trị tham chiếu tại ô “G2:” có là “H” hay không. Nếu đúng sẽ trả về thành phần thứ 2, nếu sai sẽ trả về thành phần thứ 3.

Cách kiểm tra hàm này được dùng rất nhiều và là trợ thủ đắc lực trong việc tìm lỗi, đặc biệt là công thức dài bị sai  Theo như kinh nghiệm của mình, khi làm trong công việc mình sẽ dùng chức năng này để kiểm tra và tối ưu hóa công thức.

Thay vì các bạn tìm lỗi thì với chức năng này các bạn chỉ cần ấn và ấn là sẽ phát hiện được lỗi ngay lập tức. Ngoài ra, nó sẽ cho thấy trình tự công thức sẽ chạy từ đầu tới khi ra kết quả.

Các bạn có thể tải ví dụ về để thực hành.

Hàm Iferror kết hợp hàm vlookup

Hàm Iferror trong Excel là hàm trả về giá trị khi điều kiện của hàm này cho kết quả bị lỗi. Hàm sẽ phát hiện lỗi sai trong một công thức hay trong bảng dữ liệu và xử lý các lỗi đó.

Công thức:

=Iferror(hàm hoặc điều kiện, Giá trị trả về khi lỗi)

Trong Kết hợp hàm với vlookup thì khi hàm Vlookup dò tìm không ra giá trị hoặc lỗi giá trị dò tim nó sẽ trả về kết quả chúng ta dựng sẵn.

Chúng ta sẽ lấy ví dụ phía bên trên nhưng sẽ sửa 1 giá trị trên cột “Loại HV” trong “Bảng phụ Lệ phí“, kết quả trả về là lỗi #N/A.

Lỗi #n/a trong hàm vlookup
Lỗi #n/a trong hàm vlookup

Nếu như để như này sẽ thấy rất khó nhìn, bây giờ chúng ta sẽ sửa thành một giá trị gì đó khi bị lỗi #n/a. Ví dụ thay bằng “Không tìm thấy kết quả” sẽ dễ nhìn hơn và thấy ngay được “Loại HV” và “Kiểu học” không có trong bảng phụ lệ phí.

=IFERROR(IF(G2=”H”,VLOOKUP(E2,$K$3:$L$5,2,0),VLOOKUP(E2,$K$3:$M$5,3,0)),”Không tìm thấy kết quả”)

Hàm Vlookup kết hợp các hàm Left, Right, Mid

Mình sẽ đi nhanh về 3 công thức của các hàm Left, Right, Mid để các bạn nắm được. Các bạn có thể đọc qua các bài viết về những hàm này.

Công thức hàm Left:

=Left(Chuỗi, [Số ký tự cần lấy tính từ bên trái sang])

Công thức hàm Right:

=Right(Chuỗi, [Số ký tự cần lấy tính từ bên phải sang])

Công thức hàm Mid:

=Mid(Chuỗi, Số thứ tự bắt đầu lấy kí tự, Số kí tự muốn lấy)

Hàm left right mid kết hợp hàm vlookup
Hàm left right mid kết hợp hàm vlookup

Trong ví dụ này các bạn phải phân tích yêu cầu của bài toán, chúng ta cần phải lấy được “Mã hàng” đúng không nào? Các bạn sẽ phải dùng hàm Left để lấy ký tự đầu trước tiên đã. Sau đó các bạn mới có thể đem kí tự đó đi dò tìm trong “Bảng 1” để lấy “Tên vật liệu“.

=VLOOKUP(LEFT(B2,1),$A$16:$B$18,2,0)

Các bạn sẽ lồng hàm Left, right, mid vào thành phần thứ nhất của hàm Vlookup để mang cái giá trị đó đi dò tìm trong “Bảng 1“. Nếu các bạn mang cả cụm “mã hàng” 5 6 kí tự như kia thì chắc chắn nó sẽ báo lỗi. Nên trong trường hợp này các bạn cần phải lồng hàm Left vào hàm Vlookup để tham chiếu dò tìm.

Các bạn có thể tải ví dụ về để thực hành.

Hàm Sumif kết hợp hàm Vlookup

Phần cuối mình muốn cùng các bạn đi tìm hiểu đó là hàm sumif kết hợp vlookup, một hàm kết hợp và sử dụng thường xuyên trong công việc. Trước tiên, mình muốn nhắc lại công thức hàm Sumif một chút để các bạn nhớ lại.

Công thức hàm Sumif sẽ như thế này:

=Sumif(Vùng điều kiện, điều kiện, [vùng tính tổng])

hàm sumif kết hợp hàm vlookup
hàm sumif kết hợp hàm vlookup

Có 3 bảng nhỏ với 3 nội dung khác nhau yêu cầu Tính doanh thu của từng mặt hàng. Bảng 1 là thông tin mặt hàng gồm mã hàngtên hàng. Bảng 2 là doanh số bán hàng của các mã hàng và bảng 3 sẽ là bảng tính doanh thu của các mặt hàng.

Trong dạng bài này nếu các bạn chỉ sử dụng hàm sumif thì không thể tính doanh thu được vì cột “Mã hàng” không ở cùng 1 bảng. Như vậy, các bạn cần kết hợp hàm Vlookup để có thể tìm mã hàng tương ứng với từng mặt hàng, rồi sau đó kết hợp hàm Sumif để tính doanh thu của mặt hàng.

Các bạn sẽ áp dụng công thức như sau:

=SUMIF($F$3:$G$7,VLOOKUP(B13,$B$3:$C$7,2,0),$G$3:$G$7)

hàm sumif kết hợp hàm vlookup 1
hàm sumif kết hợp hàm vlookup 1

Trong đó:

  • F3:G7 là vùng điều kiện
  • B13 là giá trị mang đi so sánh dò tìm
  • B3:C7 là vùng dữ liệu mà B13 mang đi dò tìm
  • Số 2 là chỉ số cột cần lấy giá trị trong vùng “B3:C7”
  • G3:G7 là vùng cần tính tổng

Bạn sẽ điền công thức như trên vào ô “C13” ở “Bảng 3“, các  bạn chú ý phải điền “Tên hàng” vào “Bảng 3” trước nhé. Nếu không nó sẽ báo lỗi #N/A vì không tìm được dữ liệu phù hợp.

Kết quả trả về là 101000, các bạn kéo công thức xuống dưới và chú ý cố định công thức các vùng điều kiện, vùng cần lấy giá trị và vùng cần tính tổng nhé.

Các bạn có thể tải ví dụ về để thực hành.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết,đọc thêm Excel cơ bản và đăng kí khóa học Excel online trên website https://hocoffice.com và follow Page Học Office của mình nhé!!!

Liên hệ ngay với Học Office

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *