Cách Sửa Lỗi #N/A Hàm Vlookup Nhanh Gọn Lẹ Trong Excel
Trong quá trình dùng hàm Vlookup sẽ phát sinh các lỗi, bài viết này hướng dẫn cách sửa lỗi #n/a hàm Vlookup trong Excel. Các lưu ý khi dùng hàm tránh bị lỗi cùng các ví dụ thực tế. Học Office hy vọng khi đọc bài này bạn sẽ khắc phục được lỗi này một cách đơn giản nhất
Xem thêm:
- Hàm Vlookup Trong Excel: Cách Sử Dụng ĐƠN GIẢN Nhất!
- Cách Kết Hợp Hàm Vlookup Với 7 Hàm Cơ Bản Trong Excel
- 10 Bài Tập Hàm Vlookup Từ Dễ Đến Khó (Có Lời Giải) Chi Tiết
Mục lục bài viết
Công thức, ý nghĩa hàm Vlookup trong Excel
Học Office sẽ nhắc lại về định nghĩa hàm vlookup để các bạn theo dõi các thành phần công thức như thế nào để sửa lỗi cũng như chú ý tránh.
Công thức hàm Vlookup
=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_num, Range_lookup)
Trong đó:
- Lookup_value: Giá trị dò tìm, bạn có thể điền trực tiếp hoặc tham chiếu từ một ô trên Sheet;
- Table_array: Vùng giá trị nơi bạn có thể lấy dữ liệu tại đây;
- Col_index_num: Số thứ tự cột trong vùng giá trị bên trên, từ trái qua phải;
- Range_lookup: Chỉ số tìm kiếm chính xác hay tìm kiếm tương đối, nếu không điền bỏ qua thì mặc định là 1.
Ý nghĩa hàm Vlookup
Hàm Vlookup trong Excel được sử dụng cực kì phổ biến khi tìm tên hàng, họ tên,.. dựa vào mã hàng, mã sinh viên,… hoặc tìm một giá trị nào đó từ mã có trước.
Lookup hay Look up nghĩa là tìm kiếm, dò tìm. Từ viết tắt “V” là Vertical – Hàng dọc và “H” là Horizontal – hàng ngang.
Đọc thêm:
Lỗi #N/A trong hàm vlookup là gì? Các nguyên nhân gây lỗi
Định nghĩa
Lỗi #na trong hàm vlookup là lỗi không tìm thấy kết quả trả về, thường xảy ra ở các hàm dò tìm như Vlookup, Hlookup, Index, Match. N/A được viết tắt bởi cụm từ Not Available có nghĩa là không tồn tại hay không có sẵn. Khi các bạn mang giá trị trong công thức và muốn tìm giá trị cần tìm trong một vùng dữ liệu, phạm vi mà không có giá trị cần tìm nó sẽ trả về lỗi.
Các nguyên nhân chính
Mình xin liệt kê một vài nguyên nhân chính dẫn đến lỗi #na:
- Không có giá trị cần tìm trong vùng dữ liệu cần dò tìm giá trị;
- Giá trị tham chiếu bị thừa ký tự đặc biệt hoặc ký tự chữ;
- Chọn nhầm chỉ số cột cần lấy giá trị;
- Chọn vùng giá trị cần tìm thiếu, sai vùng;
- Khi dò tìm từ giá trị hàm xử lý chuỗi mà chưa chuyển sang giá trị value.
Cách sửa lỗi #na hàm Vlookup
Để thực tế hơn mình sẽ lấy ví dụ và hướng dẫn các bạn tìm ra lỗi nhanh nhất và sửa lỗi một cách nhanh nhất, theo từng trường hợp.
Không có giá trị cần tìm trong vùng dữ liệu
Trên ảnh mình đã bôi màu ô trong cột “Mã hàng” là ô B4 có chứa giá trị là “H“. Bên bảng phụ các bạn để ý sẽ thấy không hề có mã hàng nào là “H” ở đây cả. Bảng phụ bên tay phải là vùng cần dò tìm, lấy giá trị và kết quả trả về chắc chắn là lỗi #NA rồi.
Cách sửa rất đơn giản, các bạn có thể thêm một mã hàng trong bảng phụ hoặc có thể xóa mã hàng đó trong bảng chính. Hoặc bạn có thể dùng hàm Iferror kết hợp vlookup để trả về một giá trị nào đó khi bị lỗi không tìm thấy dữ liệu.
Công thức trả về là “Không có giá trị” để tránh trường hợp trả về #NA lỗi. Công thức sẽ là:
=IFERROR(VLOOKUP(B4,$J$4:$K$6,2,0),”Không có giá trị”)
Giá trị tham chiếu thừa kí tự, kí tự đặc biệt
Trường hợp này xử lý rất dễ, khi các bạn thấy bị lỗi các bạn hãy chọn ô dò tìm và xem có thừa kí tự nào không. Nếu không có thì các bạn quay lại trường hợp 1 để xử lý.
Trường hợp thứ 2 này lại rất hay xảy ra, nguyên do là các bạn nhập liệu vào bảng tính với số lượng lớn dữ liệu nên hay bị nhầm, thừa kí tự. Trong quá trình nhập liệu các bạn nên nhập chính xác hoặc hạn chế đến mức thấp nhất nhập liệu sai. Hãy thử tưởng tượng nếu dữ liệu không phải là 10 dòng mà nó lên hơn 1000 dòng thì các bạn sửa sẽ như thế nào.
Chọn nhầm chỉ số cột cần lấy giá trị
Trong hàm Vlookup thành phần thứ 3 là số thứ tự cột cần lấy giá trị. Trường hợp này chắc chắn các bạn ít nhiều sẽ gặp phải vì có thể các bạn đã đếm số thứ tự cột bằng mắt thường.
Mình có một cách mà các bạn không cần phải đếm bằng mắt mỗi khi chọn vùng dữ liệu. Các bạn biết rồi có thể bỏ qua đoạn này để xuống tiếp phần phía dưới nhé.
Khi các bạn kéo chọn vùng dữ liệu sẽ thấy R x C tương ứng với Hàng x Cột. Và các bạn sẽ để ý tới “6C” vì là hàm Vlookup chọn số thứ tự cột. Và các bạn chỉ việc chọn số thứ tự có sau dấu x kia là xong, rất đơn giản phải không nào.
Chọn vùng giá cần tìm thiếu, sai vùng
Giống như lỗi bên trên thì ở đây các bạn kéo vùng bị thiếu dữ liệu hoặc có thể kéo vùng bị sai địa chỉ. Trường hợp này xảy ra ít vì các bạn thường rất cẩn thận khi kéo vùng này. Cách xử lý trường hợp này các bạn chỉ có cách là khi kéo vùng cần tập trung, cẩn thận là được.
Cách phát hiện ra trường hợp này là các bạn hãy chọn ô dữ liệu tham chiếu sau đó kiểm tra phần vùng dữ liệu, xem phạm vi đang chọn màu đỏ bao quanh đã đúng chưa. Thiếu thì các bạn kéo lại, đủ thì các bạn xem lại các trường hợp phía trên giúp mình nhé.
Dò tìm từ giá trị hàm xử lý chuỗi mà chưa chuyển sang giá trị value
Trường hợp cuối cùng này khá là thú vị và phải khi các bạn làm bài tập nhiều thì mới gặp lỗi này. Và cụ thể ở đây là hàm left kết hợp hàm vlookup. Có thể sẽ là hàm Left, Right, Mid kết hợp hàm Vlookup mà không nhất thiết là hàm Left.
Bình thường, các bạn sẽ điền công thức như sau:
=VLOOKUP(RIGHT(B4,1),$J$4:$K$6,2,0)
Nhưng nếu bạn gõ đúng công thức như thế này thì chắc chắn kết quả trả về là #NA. Vì sao lại như vậy? Bởi vì khi các bạn dùng hàm Right để lấy giá trị 1 thì Excel sẽ hiểu là kí tự chữ chứ không phải là số nữa rồi. Mà chữ và số thì không thể nào cùng một loại được. Vậy vách xử lý như thế nào? Rất đơn giản, các bạn chỉ cần thêm hàm Value trước hàm Right là được.
=VLOOKUP(Value(RIGHT(B4,1)),$J$4:$K$6,2,0)
Hàm Value sẽ giúp đưa giá trị 1 về giá trị số và sau đó hàm vlookup lúc này mới hoạt động được.
Chú ý cách dùng hàm vlookup
Ngoài việc các bạn nhập liệu cẩn thận, các bạn cũng cần phải hiểu và học thêm các hàm để có thể vận dụng hàm vào công việc, học tập. Các bạn có thể tham gia khóa học Excel từ cơ bản đến nâng cao để hiểu và thành thạo các kĩ năng không chỉ là hàm mà còn là sửa lỗi.
Khi các bạn dùng hàm, Excel sẽ hiển thị gợi ý thành phần trong hàm đó, các bạn điền theo gợi ý đó. Điền công thức xong ấn Enter và kiểm tra một lượt xem kết quả trả về đã chính xác chưa. Nếu chưa các bạn cần xem các trường hợp của mình đã viết trên kia để xử lý lỗi hiệu quả.
Lời kết, các bạn hãy rèn luyện làm bài tập Excel thật nhiều để có thể có những kinh nghiệm xử lý lỗi nhanh nhất. Hoặc học thêm nhiều hàm khác trong Excel tại mục Excel cơ bản. Trên đây là toàn bộ cách sửa lỗi hay các trường hợp có thể xảy ra lỗi #NA trong hàm vlookup. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hy vọng Học Office giúp ích được các bạn trong vấn đề sửa lỗi!
Liên hệ ngay với Học Office
- Số điện thoại: 0399162445
- Địa chỉ: Số 36, Đường Phạm Dùng, An Hồng, An Dương, Hải Phòng
- Email: hocofficecom@gmail.com
- Website: https://hocoffice.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/hocofficetl
- Google maps: https://goo.gl/maps/iWnK4DFBRq4XVp9B8
- Hastag: #hocoffice, #học_office, #hocofficecom, #excel, #word, #powerpoint, #congnghe, #phancung, #phanmem, #thuthuat