Hàm Tính Giờ Phút Giây Trong Excel Đơn Giản Nhất

Các hàm chủ đề thời gian không thể bỏ qua các hàm tính giờ phút giây được, các hàm Hour, minute, second sẽ được Học Office trình bày dưới đây. Ngoài ra, còn các cách tính giờ tăng ca, các ứng dụng xoay quanh bảng chấm công hữu ích dành cho các bạn.

Mục lục bài viết

Hàm tính giờ trong Excel

hàm tính giờ phút giây trog Excel

hàm tính giờ phút giây trog Excel

Hàm tính giờ hay hàm Hour trong Excel là hàm trả về giờ thuộc kiểu số nguyên từ một thời gian cho trước, nằm trong khoảng từ 0 tới 23 tương ứng với 1 ngày 24 giờ.

Công thức: =HOUR(serial_number)

Trong đó:

Lưu ý:

Ví dụ: =HOUR(“01/01/2022 08:00”) kết quả bằng 8, các bạn cần điền đúng định dạng như trong công thức, ngày tháng rồi đến giờ phút.

Đọc thêm:

Hàm tính số phút trong Excel

Hàm tính số phút hay hàm Minute trong Excel là hàm thời gian trả về số phút thuộc kiểu số nguyên từ 0 đến 59.

Công thức: =MINUTE(serial_number)

Trong đó:

Ví dụ: =MINUTE(“01/01/2022 08:45”) hoặc =MINUTE(“08:45”)

Kết quả trả về là 45.

Hàm tính giây trong Excel

Hàm tính giây hay hàm Second trong Excel là hàm thời gian trả về giây dạng số nguyên từ 0 đến 59. Công thức: =SECOND(Serial_number)

Trong đó:

Ví dụ: =SECOND(“01/01/2022 08:45:05”) hoặc =SECOND(“08:45:05”)

Kết quả trả về là 5. Nếu để trống giây, kết quả trả về sẽ là 0.

Cách tính giờ giữa 2 thời điểm

Ví dụ 1: Tính giờ phạm vi trong ngày

Ví dụ ta có 2 mốc thời gian cụ thể như sau:

Công thức: =”20:00″ – “08:00”

Hoặc tại ô A1 có giá trị: 08:00, tại ô A2 có giá trị: 20:00 thì công thức sẽ là: =A2-A1

Ví dụ 2: Tính giờ trong khoảng thời gian từ ngày này qua ngày khác

Ví dụ có 2 mốc thời gian như sau:

Công thức: =(Mốc 2 – Mốc 1)*24 hay =(“18/03/2022 20:00”-“10/03/2022 08:00”)*24

Cách tính giờ làm việc theo ca

Phần này dành riêng cho các bạn đang ở vị trí nhân sự chấm công tính lương, cần tính giờ làm việc theo ca. Ở đây sẽ chia làm 3 ca, ca hành chính, ca ngày và ca đêm.

Đọc thêm:

tính giờ làm việc theo ca

tính giờ làm việc theo ca

Ví dụ chúng ta có bảng phân ca như trên, có ngày làm việc từ 1 tới 6, chia một ngày thành hc: hành chính 8 tiếngtc: tăng ca 1 tiếng. Với bảng này, các bạn có thể áp dụng cho các ca ngày và đêm bằng cách thêm kí tự D: Day(ca ngày)N: Night(ca đêm). Các bạn có thể tham khảo thiết kế bảng chấm công phía trên.

Với cách tính giờ làm đơn giản với giờ “HC” và “TC” chúng ta sẽ sử dụng hàm SUMIF.

tính giờ làm việc bằng hàm sumif

tính giờ làm việc bằng hàm sumif

Công thức tính giờ làm việc hành chính: =SUMIF($C$3:$N$3,”HC”,C4:N4)

Tương tự ta có công thức tính giờ tăng ca: =SUMIF($C$3:$N$3,”TC”,C4:N4)

Hàm thời gian kết hợp điều kiện

Mình lấy một ví dụ đơn giản như sau: Giả sử có một người A đi làm ca hành chính, 8 giờ vào làm việc, vấn đề đặt ra là nếu người A này đi muộn trong khoảng từ 5 phút – 35 phút tính đi muộn 30 phút, ngoài 35 phút tính 1 tiếng, dưới 5 phút thì không tính là đi muộn.

tính thời gian kết hợp điều kiện

tính thời gian kết hợp điều kiện

Đối với bài này, cần so sánh số phút xem có trong khoảng từ 5 đến 35 hoặc lớn hơn 35dưới 5. Áp dụng bài toán cần có điều kiện so sánh hàm IF kết hợp hàm Minute để kiểm tra xem đi muộn bao nhiêu phút.

hàm if kết hợp hàm minute

hàm if kết hợp hàm minute

Công thức: =IF(AND(MINUTE(C3)>=5,MINUTE(C3)<=35),0.5,IF(MINUTE(C3)>35,1,0))

Ở đây, bài toán có 3 điều kiện, áp dụng lý thuyết hàm IF lồng sẽ có (n-1) câu lệnh tức (3-1) là 2 câu lệnh. Như công thức trên chỉ có 2 câu lệnh so sánh:

Công thức số 1 có thêm hàm AND kết hợp hàm IF để nhóm khoảng số phút từ 5 đến 35, các bạn chú ý dấu ngoặc và dấu ngăn cách giữa 2 phần tử so sánh.

Công thức số 2, các bạn điền công thức như trên là được, các bạn có thể tham khảo bài viết hàm IF lồng là gì? để hiểu thêm về cách sử dụng của hàm IF lồng trong Excel. Và kết quả của công thức trên sẽ là 0.5 vì người A đi muộn 25 phút, nằm trong khoảng từ 5 đến 35.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, các bạn có thể tham khảo các bài viết Excel tại Excel cơ bản hoặc tham khảo khóa học Excel online từ cơ bản tới nâng cao.

Liên hệ ngay với Học Office

Excel cơ bản -